Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ thuộc thôn Tây Hồ, trước là đất của 1 làng thuộc phía tây kinh thành Thăng Long nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo của làng Nghi Tàm, ở trên Hồ Tây
Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Trong hệ thống điện
thần Việt Nam, Chúa Liễu Hạnh là một trong tứ bất
tử (Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh
Thánh Mẫu)
Tục truyền rằng: bà là công chúa Quỳnh Hoa – con
gái thứ hai của Ngọc Hoàng,
bị đày xuống trần gian vì tội làm vỡ cái ly ngọc
quý. Xuống hạ giới, nàng chu du,
khám phá khắp mọi miền, qua đảo Tây Hồ dừng lại,
phát hiện ra đây là nơi địa linh sơn thủy hữu tình,
trong thời gian lưu lại nơi này
người đã giúp dân an cư lập nghiệp, diệt trừ ma quái, trừng phạt tham quan.
phủ tây hồ và lịch sử thờ mẫu liễu hạnh
Căn cứ vào Quảng Cung Linh Từ Phả Ký, Quảng Cung Linh Từ Bi Ký và Cát Thiên Tam Thế Thực Lục
sự tích bà Liễu Hạnh như sau:
Lần đầu thai đầu tiên
Vào đầu thời nhà Hậu Lê, tại huyện Đại An, phủ Nghĩa Hưng, trấn Sơn
Nam; (có ông Phạm Huyền Viên, kết duyên cùng bà Đoàn Thị Hằng, người Ý Yên, tỉnh Nam Định).
Hai ông bà là những người nông dân hiền lành, tu nhân tích đức nhưng tuổi đã ngoài 40 mà chưa có con.
Một đêm rằm tháng hai, ông bà được thần báo mộng là Ngọc Hoàng sẽ cho con gái thứ hai là Công
chúa Hồng Liên xuống trần làm con
Trước khi sinh, vào đêm ngày 6 tháng 3 năm 1433, trời quang mây vàng như có ánh hào
quang. Ông Huyền Viên ngồi đợi tin mừng, bỗng như có một nàng tiên từ trong đám mây bước xuống
thềm nhà, và bà sinh một bé gái.
Lần đầu thai thứ hai
Vì thương nhớ cha mẹ và quê hương ở cõi trần mà đến thời Lê Thiên Hựu, năm Đinh Tỵ (1557), bà lại giáng sinh lần thứ hai làm con ông Lê Thái Công và bà Trần Thị Phúc tại thôn An Hải, xã Vân Cát, huyện Thiên Bản, hạt Sơn Nam Hạ
Do ông Lê Thái Công nhìn mặt con, thấy nét mặt giống nàng tiên nữ bưng khay rượu trong bữa tiệc chúc thọ Ngọc Hoàng mà ông mơ trước đó nên đặt tên cho con là Lê Giáng Tiên.
Lần này, Bà kết duyên với ông Trần Đào Lang sinh được một người con trai, tên là Nhân, một con gái tên là Hoà..
Bà mất ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, thời Lê Gia Thái thứ 5 (1577).
Lần đầu thai thứ ba
Giáng Tiên về trời đúng hạn định theo lệnh của Ngọc Hoàng. Nhưng khi nàng đã ở trên trời thì lòng trần lại canh cánh, ngày đêm da diết trong lòng nỗi nhớ cha mẹ, chồng con nên nàng muốn xuống trần gian lần nữa. vì lần này xuống trần , thánh mẫu Liễu Hạnh không thể ăn ở như lần trước
Cứ như thế, thỉnh thoảng nàng lại hiện về, làm xong các việc rồi lại biến đi. cho đến khi con cái khôn lớn và Đào Lang công thành danh toại, thánh mẫu Liễu Hạnh mới từ biệt
bà được các triều đình sắc phong các chức như
- Mã hoàng công chúa, thượng đẳng tối linh tôn thần.
- Thượng thượng thượng đẳng tối linh,vị bách thần chi thủ
- Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại vương
Lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh hàng năm được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch – ngày giỗ của bà
- các nơi tổ chức như phủ giầy (nam định )
- phủ tây hồ hà nội
kiến trúc phủ tây hồ
Cổng làm kiểu tam quan, kiến trúc chính (Tam tòa thánh mẫu);
Phủ chính có quy mô lớn nhất. Mặt trước có cửa tam quan 2 tầng, mái giữa có ghi “Tây Hồ hiển tích”,
Qua tam quan là phương đình 2 tầng, 8 mái
Nhà tiền tế, hậu cung xây sát sau phương đình;
Kế đến là Điện Sơn Trang 3 tầng, 8 mái cong, lòng nhà có 2 tầng, tầng trên thờ Quan Âm
Tầng dưới là 3 động Sơn Trang
Phủ tây hồ Phía ngoài chính xây 2 am thờ nhỏ thờ Cô và Cậu.
dưới gốc si là tấm bia Từ chỉ của xã Vĩnh Thuận dựng năm Thiệu Trị 5 (1845
phủ tây hồ , các đồ thờ cúng , như các câu đối , bài vị , sập thờ , các đạo sắc phong
còn tương đối nguyên vẹn giúp du khách và người dân được rõ hơn về lịch sử cũng như thân thế
thánh mẫu
nguồn bài viết
© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền tại đây