Hồ Tây Hà Nội trước kia có nhiều tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ,
là hồ nước tự nhiên lớn nhất trong nội thành Hà Nội.
Mỗi tên gọi này của hồ lại gắn liền với những sự tích khác nhau.
Hồ Tây Hà Nội quyến rũ không chỉ bởi mặt nước mênh mông, của sắc tím bằng lăng, cánh hoa phượng hồng đỏ khi hè về,
cái buồn man mác của không gian, ngày đông… mà Hồ Tây còn đẹp bởi nó như người bạn của người hà thành .
Hồ Tây từ lâu đã là góc lãng mạn của Hà Nội
Bởi vậy mà bấy lâu nay nó luôn vẫn là nguồn cảm hứng của các nhà thơ, nhà văn, … với nhiều bài hát, bài thơ đi vào lòng người
Những địa điểm du lịch nổi tiếng gần Hồ Tây Hà Nội
Chùa Vạn Niên
Nằm ở đường Lạc Long Quân, thờ Phật và Bà chúa Liễu Hạnh,
chùa có phong cách kiến trúc nhà Nguyễn với mặt bằng có tam quan, chùa chính và điện mẫu.
chùa đã có tuổi đời hơn ngàn năm tồn tại và là một trong những ngôi chùa cổ tại Hà Nội.
chùa Vạn Niên còn sở hữu nhiều pho tượng và đạo sắc phong thần từ thời nhà Lê, Tây Sơn.
ngôi chùa không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là nơi truyền tải những giá trị lịch sử, văn hóa đến mọi người
Chùa Thiên Niên
Tọa lạc tại phường Bưởi, quận Tây Hồ, chùa Thiên Niên
thờ Phật và thờ bà Phạm Thị Ngọc Đô và cũng là người đã truyền nghề dệt lĩnh cho nhân dân trong vùng.
Ngôi chùa này tuy không có kiến trúc đồ sộ như những ngôi chùa khác nhưng vẫn thu hút rất đông người hành hương
Chùa Võng Thị
được khởi công dưới thời vua Lý Nhân Tông
là một ngôi chùa đã chứng kiến nhiều chiến tích chiến tranh.
thờ vị quan đô úy của triều Lý, tên là Mục Thận.
Trải qua thời gian, ngôi chùa dường như đã bị tàn phá quá nhiều
ngôi chùa đã được công nhận là một Di tích lịch sử -văn hóa cấp Quốc gia của nước ta.
Đền Quán Thánh
Đền hiện nay tọa lạc ở góc đường Quán Thánh cắt đường Thanh Niên. Từ cổng đền nhìn về phía tây ta thấy vườn hoa Lý Tự Trọng, đường Thụy Khuê và Hồ Tây.
Đền xây vào đời Hậu Lê, trên đất phường Thuỵ Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam hồ Tây; nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, có tên là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại đế quán. năm 1823 vua Minh Mạng đổi ra là Trấn Vũ quán, năm 1842 vua Thiệu Trị đổi ra tên hiện nay.
>>xem thêm lịch sử đền quán thánh tại đây
Phủ Tây Hồ
nổi tiếng là chốn linh thiêng nhất trong các đình chùa ở Hồ Tây Hà Nội nằm ở bán đảo , thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ,
phủ thờ (Thánh Mẫu) Liễu Hạnh , một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.
Hàng năm, khách hành hương đổ về đây rất đông sau thời khắc giao thừa để đi lễ, cầu cho một năm, vạn sự như ý và được thưởng ngoạn cảnh đẹp hồ Tây.
>> xem thêm về sự tích thánh mẫu Liễu Hạnh
Chùa Tảo Sách
( nhiều người gọi là chùa Tào Sách) là ngôi chùa có vị trí tại số 386 đường Lạc Long Quân thuộc phường Nhật Tân, thủ đô Hà Nội.
Chùa có từ thế kỉ 16 và mang tên chữ là Linh Sơn tự.
Trụ trì chùa Tảo Sách là Hòa Thượng Thích Nguyên Hạnh
Chùa Tảo Sách thuộc phái Tào Động là một trong năm phái Thiền Phật giáo
quan trọng trong Ngũ gia thất tông còn tồn tại và được truyền bá đến ngày nay.
Chùa Trấn Quốc
Là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở đất kinh kì bởi lối kiến trúc đặc biệt cùng địa thế nằm trên một hòn đảo xanh ở hồ tây
chùa Trấn Quốc cũng là ngôi chùa cổ nhất Thủ đô với hơn 1500 tuổi và là trung tâm Phật giáo của Thăng Long – Hà Nội
chùa Trấn Quốc linh thiêng nằm bên hồ tây
Đường Thanh Niên xưa gọi Cổ Ngư, dài gần 1 km, nằm giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch. Đường bắt đầu từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Quán Thánh – Thụy Khuê. Nay thuộc: phường Yên Phụ, TP Hà Nội.
xưa vốn có tên là Cố Ngự. Khoảng năm 1959-1960, đường Cổ Ngư được mở rộng các thanh niên và được Hồ chủ tịch trực tiếp đổi tên là đường Thanh Niên.
Vào những buổi chiều cuối tuần, mọi người thường đến bên vỉa hè con đường này,
ngồi trên ghế đá ngắm mặt nước hồ tây với ánh chiều tà đổ bóng trên mặt hồ tây
© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền tại đây