Đền Quán Thánh .
đền quán thánh là một trong Tứ Trấn Thăng Long của Hà Nội xưa là điểm di tích tôn giáo linh thiêng
mang giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc và cả văn hóa.
đền hiện nay tọa lạc ở góc đường Quán Thánh cắt đường Thanh Niên. Từ cổng đền nhìn về phía tây ta
thấy vườn hoa Lý Tự Trọng, đường Thụy Khuê và Hồ Tây.
Đền xây vào đời Hậu Lê, theo trong sách ( Kiến trúc cổ Việt Nam ) thì đền được khởi dựng năm 1012. trên đất phường Thuỵ Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam hồ Tây; nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội,
đền có tên là Huyền Thiên Trấn Vũ Đại đế quán. năm 1823 vua Minh Mạng đổi ra là Trấn Vũ quán,
diện mạo được tu sửa vào năm 1836-1838 năm 1842 vua Thiệu Trị đổi ra tên hiện nay.
Theo sách sử thì đền được di dời về phía Nam hồ Tây lúc mở rộng thành Thăng Long thời điểm vào
năm 1474
đền quán thánh được nhiều lần trùng tu
Các bộ phận kiến trúc đền đều được tu bổ sửa chữa bao gồm tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung.
mảng chạm khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật hài hòa. phía trước mặt là Hồ tây rộng lớn
Ngôi chính điện đặt pho tượng Trấn Vũ bức hoành phi ghi chữ “Trấn Vũ Quán”. Hai tường hồi có khắc
các bài thơ ca ngợi ngôi đền và pho tượng Trấn Vũ
của các tác giả Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm…
gian nhà trước để khám thờ và bày án thư và để bức tượng thờ nghệ nhân đúc tượng Trấn Vũ,
Sau cổng ngoài là tam quan , phía trên cổng giữa của tam quan đắp nổi tượng thần Rahu.
Đây là vị thần trong thần thoại Ấn Độ
Một số đền thờ ở Hà Nội cũng có sự hiện diện của thần Rahu bên ngoài cổng như đền Bạch Mã.
thể hiện sự phát triển các tôn giáo thời đó có tính chất chọn lọc và hội nhập trong kiến trúc đình đền
chùa của người việt thời đó
tam quan của đền có ba cửa và hai tầng. Trên gác tam quan có quả chuông đồng cao 1.5m, nặng 1 tấn
tiến vào đến nhà bia là nơi thờ các vị anh hùng liệt sĩ đã hi sinh.
Khu vực đền thờ được đặt phía sau nhà bia
lịch sử pho tượng trong đền quán thánh
Pho tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông [5].
Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m.
Tượng có khuôn mặt vuông chữ điền nghiêm nghị nhưng bình thản, hiền hậu với đôi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không
đội mũ, mặc áo đạo sĩ ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần.
Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa
nằm giữa hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.
sự tích lịch sử của huyền thiên trấn vũ
Theo như sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc
đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ
vùng biển tràn vào
lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh…
trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma
giúp An DươngVương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng
pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ,trước kia tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được làm bằng gỗ
đến năm 1677 được đúc lại bằng đồng đen kỹ thuật đúc đồng đã thể hiện
tài nghệ của nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.
đền Quán Thánh , còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật . được chạm khắc trên cửa, cột, xà và hơn 60
bài thơ hoành phi câu đối viết bằng chữ Hán
Đền Quán Thánh , là một di tích có giá trị về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc . của người việt
nằm bên bờ Hồ Tây , cùng với tiếng chuông Trấn Vũ , đã hòa nhịp vào thiên nhiên,
cảnh đẹp cổ kính, thơ mộng của vùng thắng cảnh Hồ Tây – Hà Nội…
>> xem thêm bài viết về phủ tây hồ
© Bản quyền hình ảnh: Trong bài viết có sử dụng hình ảnh được tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet (Google Image, Instagram, Facebook,…). Bản quyền những hình ảnh này thuộc về chính tác giả của bức ảnh. Xem chính sách bản quyền tại đây